tin BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHU CÔNG NGHIỆP THÁI HÀ - THỎI NAM CHÂM THU HÚT VỐN FDI CHO TỈNH HÀ NAM

  Là cửa ngõ quan trọng phía Nam của Thủ đô Hà Nội, Hà Nam đang được đánh giá cao về môi trường đầu tư kinh doanh với cơ sở hạ tầng giao thông kết nối tốt với các khu vực lân cận, cơ chế chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư và nguồn nhân lực dồi dào.

Không chỉ có vậy với nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc cải thiện môi trường thu hút đầu tư nên trong những năm qua, Hà Nam luôn nằm trong top 10-15 tỉnh thành thu hút vốn FDI tốt nhất cả nước.

Đóng góp không nhỏ vào thành công của tỉnh, không thể không nhắc tới Khu công nghiệp Thái Hà - thỏi nam châm thu hút vốn FDI cho tỉnh Hà Nam. 

Khu công nghiệp Thái Hà được định hướng phát triển những ngành nghề công nghiệp sử dụng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, với các ngành nghề thuộc các lĩnh vực như: Cơ khí chế tạo, lắp ráp, ô tô, xe máy;Điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; Công nghiệp phụ trợ, vật liệu mới; Chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm, đồ uống, sữa…

khu công nghiệp Thái Hà, Hà Nam

ĐIỀU GÌ LÀM NÊN SỰ HẤP DẪN CỦA KHU CÔNG NGHIỆP THÁI HÀ TRONG MẮT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ?

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

- Thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, phía Bắc của Việt Nam

- Giáp ranh thủ đô Hà Nội (từ Hà Nam đến trung tâm Hà Nội: 45 km).

- Cách sân bay Nội Bài 1,5 giờ và cảng biển Hải Phòng 2,0 giờ đường bộ.

- Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Hà Nam: 862 km2, Dân số khoảng 802.700 người, Khu vực Dự án Khu công nghiệp Thái Hà nói chung và địa bàn Hà Nam nói riêng chủ yếu là đất bằng phẳng, không ảnh hưởng của thủy triều, ngập lụt.

- Vị trí Dự án Khu Công nghiệp Thái Hà có vị trí chiến lược quan trọng giúp Hà Nam có ưu thế tốt trong việc giao thương về kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật với các tỉnh lân cận trong đó có thủ đô Hà Nội và các khu vực phát triển kinh tế đặc thù của Miền Bắc, Miền Trung và các Khu vực khác trong cả nước và Quốc tế.

KHU CÔNG NGHIỆP THÁI HÀ

Nguồn: IIP Viet Nam

2. Cơ sở hạ tầng:

2.1 Đường bộ:

Hà Nam có hệ thống giao thông kết nối liên vùng rất thuận lợi với mạng lưới các tuyến đường bộ như: Đường cao tốc Pháp Vân-Ninh Bình, Quốc lộ 1A và các trục đường tỉnh, Quốc lộ kết nối trực tiếp với sân bay quốc tế Nội Bài và cảng biển Hải Phòng, cự ly di chuyển đến Sân bay Nội Bài 60km, kết nối với cảng biển Hải Phòng 90km bằng đường bộ.

2.2 Đường sắt:

Tuyến đường sắt Bắc Nam đang khai thác hiện tại và đang chuẩn bị xây dựng mới đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh Hà Nam do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Trong đó ga Phủ Lý-Hà Nam là đầu mối, với khoảng cách 16km từ Khu công nghiệp Thái Hà đến ga Phủ Lý và ngược lại bằng đường bộ.

2.3 Đường thuỷ:

Đường thủy: Tuyến Sông Hồng Dự kiến xây dựng 02 cảng thủy nội địa trong quy hoạch chung Đô thị Thái Hà kết nối với KCN bằng ĐT.499 mặt cắt ngang 70m (vành đai 5 Hà Nội) và đường giao thông phía nam KCN với mặt cắt ngang 54m cùng cự ly vận chuyển, đi lại là 1,8km từ KCN đến bến cảng nội địa. Ngoài ra còn có cảng Yên Lệnh kết nối với cảng quốc tế Hải Phòng và cảng khác trong khu vực.

3. Hạ tầng điện, viễn thông, cấp thoát nước và xử lý nước thải

3.1 Hạ tầng điện, viễn thông:

Điện cung cấp cho KCN và viễn thông được đầu tư xây dựng đến chân hàng rào Khu công nghiệp. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, ổn định cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp 24/24h.

3.2 Hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước, xử lý nước thải: 

- Hệ thống cấp nước sạch với công suất năm 2020 đạt 50.000m3/ngày đêm, dự kiến đến 2030 đạt 100.000m3/ngày đêm, cung cấp tới hàng rào của doanh nghiệp.

- Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng đồng bộ, công suất xử lý theo quy hoạch đạt 2.050m3/ngày đêm tại giai đoạn 1.

Xem chi tiết: IIP Viet Nam

Share:

Thành lập Cụm công nghiệp Quảng Khánh (giai đoạn 1) quy mô 16ha

  Cụm công nghiệp Quảng Khánh (giai đoạn 1) quy mô 16,78ha được UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định thành lập ngày 17/9/2021. Địa điểm thực hiện dự án: Cụm công nghiệp Quảng Khánh (giai đoạn 1) được thực hiện đầu tư xây dựng tại xã Mỹ Trà, TP. Cao Lãnh và xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Ngành nghề hoạt động: Cụm công nghiệp Quảng Khánh (giai đoạn 1) sản xuất dược phẩm và sản xuất các sản phẩm liên quan đến dược phẩm, công nghiệp sản xuất sạch.

Chủ đầu tư: Trung tâm Đầu tư và Khai thác hạ tầng. Đây là đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Đồng Tháp, có chức năng quản lý các dự án đầu tư xây dựng và khai thác các dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh.

Cụm công nghiệp Quảng Khánh

Nguồn: IIP Vietnam

Qui mô: Có diện tích 16,783 ha

Hạ tầng kỹ thuật: Cụm công nghiệp Quảng Khánh (giai đoạn 1) được đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và môi trường theo quy định, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án: Cụm công nghiệp Quảng Khánh (giai đoạn 1) có tổng vốn đầu tư gần 217 tỷ đồng, trong đó đã bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Nguồn vốn đầu tư: Từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ.

Tiến độ thực hiện dự án: Năm 2021 - 2023.

Về tiến độ thu hút đầu tư, lấp đầy cụm công nghiệp: Dự kiến đến năm 2028 sẽ lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp.

Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm sau khi dự án đầu tư được phê duyệt.

Trong 5 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Đồng Tháp luôn thuộc Top đầu của cả nước, cụ thể năm 2016 xếp thứ 3, năm 2017 xếp thứ 2, từ năm 2018 đến 2020 đều thứ hai.

Trước đó, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư năm 2021 trong đó dự tổ chức 03 hội nghị xúc tiến đầu tư với mục tiêu là nhằm tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp; tập trung thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về kêu gọi đầu tư.

Trong giai hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trong đó có Việt Nam thì di chuyển, đi lại, giới thiệu trực tiếp với Nhà đầu tư tại dự án gặp rất nhiều khó khăn và đôi khi là không thể thực hiện. Vì vậy, rất nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước cũng như chủ đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và dự án nhà xưởng cho thuê lựa chọn hình thức tổ chức hội nghị trực tuyến hoặc họp online với các nhà đầu tư trên thế giới và có xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc xúc tiến đầu tư.

Fanpage: IIP Viet Nam

Xem chi tiết: IIP Viet Nam

Share:

Thâu tóm 100 công ty trong 6 năm, Apple đã thực hiện các vụ M&A im hơi lặng tiếng như thế nào?

 Thực hiện các vụ mua bán và sáp nhập quy mô nhỏ, kín tiếng và hoàn toàn không có sự hiện diện của ngân hàng là cách Apple theo đuổi 6 năm qua.

Hồi tháng 2, Tim Cook nói với các cổ đông rằng Apple đã mua khoảng 100 công ty trong 6 năm qua. Điều đó có nghĩa là mỗi 3 đến 4 tuần, nhà sản xuất iPhone lại mua một công ty khác. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung là những thương vụ này khá ít gây sự chú ý nếu không muốn nói nằm ngoài sự hiểu biết của công chúng.

Chỉ một vài thương vụ M&A của Apple có quy mô lớn, chẳng hạn như thương vụ 3 tỷ USD mua nhà sản xuất tai nghe Beats Music. Phần lớn các thương vụ chỉ là những doanh nghiệp tí hon so với Apple. Trong khi các đối thủ công nghệ lớn thường xuyên thực hiện những vụ M&A trị giá hàng tỷ USD, Apple đã đi theo một chiến lược khác.

Apple đã thực hiện các vụ M&A

 Nguồn IIP Vietnam

Những người từng gia nhập Apple thông qua các thương vụ M&A cho biết Táo khuyết tập trung vào nhân tài của những công ty nhỏ. Họ thường định giá doanh nghiệp dựa theo số kỹ sư làm việc ở đó. Việc mua lại diễn ra lặng lẽ và nhanh chóng. Những nhóm này sau đó trở thành các nhóm của Apple theo cách không tạo ra chút ồn ã nào.

Apple đã sử dụng các vụ mua lại để tăng tốc độ mở rộng trong các lĩnh vực mà họ cần nhân tài hay họ thấy một công nghệ có thể tạo nên sự khác biệt so với đối thủ của mình. Mặc dù mua lại là một kỹ thuật phổ biến giữa các công ty công nghệ lớn nhưng sự tập trung gần như độc quyền của Apple vào các giao dịch quy mô nhỏ khiến nó trở nên khác biệt.

Nicklas Nilsson, nhà phân tích tại GlobalData, một công ty chuyên theo dõi các giao dịch M&A, cho biết: "Chúng tôi đã thấy các công ty như Google, Facebook, Intel và Amazon thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập hàng tỷ USD. Apple đang mua nhiều công ty khởi nghiệp nhỏ hơn trong khi những doanh nghiệp khác chi tiêu nhiều hơn cho những tên tuổi đã thành danh.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC vao fnawm 2019, Tim Cook nói rằng cách tiếp cận của công ty là xác định nhưng vị trí mà họ đang có thách thức kỹ thuật và sau đó mua các công ty có thể giải quyết được chúng. Ví cụ việc mua lại AuthenTec vào năm 2012 đã giúp giải quyết việc quét vân tay trên những chiếc iPhone.

Các vụ mua lại đã đóng góp rất nhiều cho thành công của Apple. Năm 2017, Apple mua một ứng dụng cho iPhone tên là Workflow. Đây là chơ sở cho ứng dụng Shortcuts. Năm 2018, họ mua Texture và bây giờ nó là Apple News+. Ngay cả trợ lý ảo Siri cũng là kết quả của một thương vụ M&A vào năm 2010.

Apple cũng đã liên tục chọn nhiều công ty trong lĩnh vực thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo, bản đồ, sức khỏe và chất bán dẫn, giúp dự đoán cho các tính năng của sản phẩm Apple trong tương lai.

Trong khi đó, các công ty được mua lại thường phải giữ bí mật về thỏa thuận. Apple thường xuyên nói với người lao động tại các công ty được mua lại rằng họ không được cập nhật hồ sơ trên LinkedIn để tiết lộ về việc Apple đã mua lại. Nếu truyền thông phát hiện ra thỏa thuận, Apple thường không xác định nhưng cũng chẳng phủ nhận.

Ngoài ra, Apple nói chung không quan tâm đến việc tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại và buộc họ phải ngừng cung cấp các dịch vụ trong tương lai và loại bỏ khách hàng. Doanh thu của những doanh nghiệp bị mua lại thường không đáng kể gì so với 274,52 tỷ USD mà Táo khuyết thu được trong năm tài chính 2020.

Xem chi tiết tại IIP Vietnam

Share:

Tìm kiếm các thị trường mới để thu hút dòng vống đầu tư FDI

 Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid, các dòng vốn đầu tư từ các thị trường truyền thống đang có dấu hiệu chậm lại, thì việc tìm kiếm các thị trường mới sẽ giúp Việt Nam tiếp tục thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo thống kê, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm vẫn tiếp tục xu hướng sụt giảm, đóng góp cho phần lớn vốn này đến từ các nước Nhật Bản - Hàn Quốc- Singapore.

Albania không phải là một nền kinh tế lớn ở châu Âu nhưng trong tháng 8 năm 2021 đã có một dự án đầu tư được cấp phép với quy mô 1 triệu USD, đây là một tín hiệu vui cho nền kinh tế Việt Nam trong việc thu hút đầu tư bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Việt Nam và trên toàn cầu.

Trong bối cảnh dòng đầu tư toàn cầu đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, việc có thêm đối tác mới đã chứng tỏ sức hút của điểm đến đầu tư Việt Nam.

dòng vống đầu tư FDI

Nguồn: IIP Vietnam

Để mở rộng thị trường và tìm kiếm các thị trường mới, mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lần đầu tiên phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức hội thảo trực tuyến về tăng cường hợp tác đầu tư Việt Nam - Trung Đông.

Theo đánh giá, Trung Đông được xem là khu vực có tiềm năng lớn trong hợp tác đầu tư. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vốn đầu tư từ khu vực này vào Việt Nam còn hạn chế, chưa phản ánh đúng tiềm năng, lợi thế. Tính đến nay, dù đã có 13/16 quốc gia Trung Đông đầu tư vào Việt Nam, song con số chỉ dừng lại ở 136 dự án và 917 triệu USD, rất khiêm tốn. Cơ hội đang ở phía trước khi các nước Trung Đông đang đẩy mạnh xu hướng đầu tư ra nước ngoài.

Dưới ảnh hưởng của đại dịch, việc thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc đi lại. Đo đó, rất nhiều chủ đầu tư các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã sử dụng nền tảng công nghệ online để giới thiệu trực tiếp với khách hàng nước ngoài về dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp của mình.

Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ sẽ giúp các nhà đầu tư có nhìn tổng thể về dự án, những lợi thế của dự án và thông tin chi tiết từng ô đất để khách hàng có thêm nhiều thông tin đưa ra các quyết định của mình.

Xem chi tiết tại IIP Vietnam

Share:

Chuyển đổi số khu công nghiệp – Xu hướng tất yếu giai đoạn bình thường mới

  Trước lợi thế và xu hướng tất yếu của chuyển đổi số, trong thời gian gần đây nhiều chủ đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp và nhà xưởng cho thuê đã tiến hành số hóa dự án của mình để thuận lợi hơn trong việc khách hàng tự tìm kiếm được dự án qua Website cũng như giới thiệu dự án tới các khách hàng quan tâm.

Mỗi khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi người dùng kích vào sẽ ra các thông tin chủ đầu tư dự án, thông tin tổng quan về dự án như vị trí ranh giới dự án trên nền tảng bản đồ map hoặc vệ tinh, bản đồ kết nối giao thông tới các mốc quan dự án như cảng biển, sân bay, cửa khẩu, . . . . mối liên kết của dự án với các dự án đang triển khai hoặc sẽ triển khải, khả năng tuyển dụng nhân lực tại dự án, thời điểm cấp phép dự án, ngành nghề thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư tại dự án, các hỗ trợ của chủ đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp với khách hàng, các giá dịch vụ khác như phí quản lý dịch vụ, tiền thuế đất, phí nước sạch, phí nước thải, giá điện, . . . thông tin, video và hình ảnh hiện trạng triển khai dự án.

Khi người dùng kích vào từng ô đất sẽ ra thông tin chi tiết từng ô đất như vị trí ô đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên nền tảng map hoặc vệ tinh, diện tích và kích thước ô đất, đường điện sản xuất, hướng tuyến thoát nước mưa, thoát nước thải, hiện trạng ô đất, giá thuê đất, thời gian bàn giao đất, ngành nghề thu hút đầu tư, video và hình ảnh hiện trạng ô đất, . . .

Chuyển đổi số khu công nghiệp

Nguồn: IIP Vietnam

Mỗi một dự án nhà xưởng cho thuê khi người dùng kích vào sẽ ra thông tin chủ đầu tư dự án, thông tin tổng quan về dự án như vị trí ranh giới dự án trên nền tảng bản đồ map hoặc vệ tinh, bản đồ kết nối giao thông tới các mốc quan dự án như cảng biển, sân bay, cửa khẩu, . . . . mối liên kết của dự án nhà xưởng với các dự án đang triển khai hoặc sẽ triển khải, thông tin chi tiết về diện tích, kích thước, chiều cao, kết cấu, tải trọng sản của nhà xưởng, giá cho thuê nhà xưởng, các giá dịch vụ khác khi thuê nhà xưởng, tình trạng sẵn sàng của nhà xưởng, thời gian bàn giao nhà xưởng, video và hình ảnh hiện trạng nhà xưởng cũng như nhà xưởng sau khi hoàn thành xây dựng, ngành nghề thu hút đầu tư tại dự án, khả năng tuyển dụng nhân lực, ưu đãi đầu tư tại dự án, các hỗ trợ của chủ đầu tư dự án nhà xưởng với khách hàng, . . .

Khi dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc dự án nhà xưởng cho thuê có thay đổi như ô đất hoặc nhà xưởng đã cho khách hàng thuê, các hình ảnh và video cập nhật mới về dự án, thay đổi về giá thuê hoặc các giá dịch vụ, thay đổi về ngành nghề thu hút đầu tư, thay đổi các chính sách ưu đãi của chủ đầu tư dự án đối với khách hàng, . . . thì chủ đầu tư dự án chỉ việc cập nhật các thông tin mới thay cho các thông tin cũ.

Nhờ việc chuyển đổi số khu công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp tìm hiểu kỹ thông tin từng dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc nhà xưởng cho thuê trước khi tiến hành các bước tiếp theo là liên hệ với chủ đầu tư dự án.

Công cụ đo vẽ trong ứng dụng chuyển đổi số khu công nghiệp sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp lựa chọn được diện tích và kích thước phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể chọn một phần ô đất, toàn bộ ô đất hoặc nhiều ô đất, điều chỉnh các điểm góc để có được kích thước và diện tích diện tích phù hợp.

Công cụ đặt hàng trong ứng dụng chuyển đổi số khu công nghiệp sẽ giúp khách hàng có nhu cầu gửi các thông tin cho chủ đầu tư chỉ cần bằng một đường link, theo đó doanh nghiệp lựa chọn được ô đất và tiến hành điền đầy đủ các thông tin có liên quan theo mẫu có sẵn như tên doanh nghiệp, quốc gia, điện thoại, email, thông tin người liên hệ, vị trí cần thuê trong dự án, diện tích cần thuê, thời gian cần thuê, ngành nghề dự kiến mở nhà máy, số lượng công nhân và các thông tin khác sau đó gửi trực tiếp cho chủ đầu tư thông qua đường link và tiến hành các bước tiếp theo như họp online với chủ đầu tư hoặc đặt lịch thăm hiện trường dự án để trao đổi chi tiết các thông tin có liên quan với chủ đầu tư dự án. Chủ đầu tư dự án căn vào đường link khách hàng gửi tiến hành liên hệ với khách hàng và tiến hành các bước tiếp theo như họp online để giới thiệu và làm rõ thêm thêm các thông tin về dự án, về ô đất, các hợp đồng có liên quan hoặc mời khách hàng bố trí lịch tới thăm hiện trường dự án kiểm tra các thông tin và trao đổi chi tiết các nội dung khác có liên quan.

Chủ đầu tư dự án cũng sử dụng ứng dụng chuyển đổi số khu công nghiệp giới thiệu thông tin chung về dự án của mình cũng như giới thiệu chi tiết về ô đất hoặc nhà xưởng mà khách hàng quan tâm thông qua việc điền đầy đủ các thông tin thông qua công cụ đo vẽ và gửi đường link cho khách hàng để khách hàng nghiên cứu, xem xét và triển khai các bước tiếp theo.

Trong giai đoạn hiện nay, cả thế giới đang phải căng mình để chống chọi với đại dịch Covid-19 thì việc chuyển đổi số khu công nghiệp là xu hướng tất yếu trong giai đoạn bình thường mới. Việc hạn chế đi lại do ảnh hưởng của đại dịch cũng như phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc cho việc đi lại để tìm kiếm thông tin thì khách hàng có xu hướng sử dụng công nghệ map và vệ tinh để tìm kiếm thông tin về dự án trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Việc chuyển đổi số khu công nghiệp sẽ giúp khách hàng dù đang ở bất cứ đâu trên thế giới thông qua Website đều có thể tìm đến dự án để tìm hiểu chi tiết các thông tin về dự án hoặc thông tin chi tiết về từng ô đất, qua đó liên hệ với chủ đầu tư dự án và chủ đầu tư thay vì phải dùng Slide giới thiệu về dự án thì sử dụng sản phẩm chuyển đổi số khu công nghiệp để giới thiệu online về dự án cũng như cập nhật thường xuyên và liên tục về dự án để nhiều đối tác biết đến dự án nhiều hơn, qua đó có thêm các đối quan tâm tới dự án và có nhiều cơ hội cho thuê được đất và nhà xưởng cho khách hàng.

Ngoài ra, xu hướng chuyển đổi số khu công nghiệp là tất yếu bởi lợi ích của chuyển đổi số đối với chủ đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà xưởng cho thuê như giảm số lượng nhân sự, giảm chi phí giao dịch, giảm thời gian cập nhật và gửi thông tin cho khách hàng hoặc đối tác, giảm chi phí quản lý, tăng khả năng tiếp cận thị trường, tăng không giới hạn đội ngũ bán hàng cho dự án qua đó tăng cơ hội kinh doanh cho chủ đầu tư.

Xem chi tiết tại IIP Vietnam

Share:

Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án công nghệ tấm Silic Jinko Solar Việt Nam với tổng mức đầu tư 365 triệu USD

 Sáng nay (19/9), tại KCN Sông Khoai đã diễn ra lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án công nghệ tấm Silic Jinko Solar Việt Nam. Dự án có vốn đầu tư hơn 365 triệu USD.

Dự án công nghệ tấm Silic Jinko Solar Việt Nam (Dự án Jinko Solar 2) tại KCN Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh do Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (Việt Nam) làm nhà đầu tư.

Dự án này thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo và thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ (các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo – mục VI các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao).

Sản phẩm của dự án Jinko Solar 2 là nguyên liệu đầu vào của dự án Jinko Solar 1 (Dự án công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam).

Việc triển khai dự án sẽ hình thành chuỗi liên kết sản phẩm, nâng cao hiệu quả đồng thời của cả 02 dự án. Đây cũng là dự án thứ cấp thứ 2 thực hiện đầu tư vào KCN Sông Khoai, có quy mô vốn đầu tư lớn 8.382 tỷ đồng (tương đương 365,6 triệu USD), diện tích sử dụng đất 20,1 ha.

dự án công nghệ tấm Silic Jinko Solar Việt Nam

Nguồn: IIP Viẻtnam

Với công suất thiết kế khoảng 1.430 triệu sản phẩm tấm silic/năm (tương đương 39.900 tấm sản phẩm/năm), dự án này đóng vai trò hết sức quan trọng để góp phần hoàn thiện chuỗi dây chuyền sản xuất tấm quang năng quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Sau khi đi vào hoạt động, dự kiến sẽ có doanh thu bình quân năm là hơn 25.654 tỷ đồng; nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (sau thời gian ưu đãi về thuế) là 461,3 tỷ đồng. Tổng số lao động khi dự án đi vào hoạt động là 2.188 người, với mức lương trung bình trên 11 triệu đồng/người/tháng. Nhà đầu tư cam kết sẽ đưa dự án đi vào hoạt động chính thức sau 11 tháng kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư. 

Trước đó, ngày 31/3/2021 tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Ninh, dự án Jinko Solar 1 của Công ty Jinko Solar Hong Kong Limited, quy mô vốn đầu tư hơn 11.499 tỷ đồng (tương đương 498 triệu USD), đã được trao giấy chứng nhận đầu tư. Như vậy, tổng vốn đầu tư của 02 dự án mà Tập đoàn Jinko Solar đầu tư tại KCN Sông Khoai lên đến 19.882 tỷ đồng (tương đương 865,6 triệu USD).

Theo báo cáo thẩm định của Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Ninh, quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án chỉ 4 ngày kể từ khi Ban tiếp nhận hồ sơ đầu tư đầy đủ của dự án, sớm 15 ngày làm việc so với quy định. Và từ khi Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ninh có ý kiến chấp thuận đến khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 01 ngày làm việc (sớm 04 ngày làm việc so với quy định của thủ tục hành chính).

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực mở cửa đón làn sóng đầu tư chuyển dịch mạnh mẽ vào khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Tỉnh đã xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại, phát triển xanh.

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực để hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông động lực như: Dự án đường nối KCN Cái Lân qua KCN Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; tuyến đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái (trong năm 2021), cầu Cửa Lục 1, 3…; Dự án xây dựng Nút giao Km 6+700 đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng thuộc dự án đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (tại Km 6+700) đến đường tỉnh 338 - giai đoạn 1; Nút giao Đầm Nhà Mạc nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với tuyến đường ven sông kết nối khu vực miền Tây của tỉnh và các KCN,…

Khi các dự án này đi vào hoạt động chắc chắn sẽ góp phần quan trọng tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Luỹ kế từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút FDI cấp mới và tăng vốn đạt 1,067 tỷ USD; so với cùng kỳ 9 tháng thu hút FDI tăng 2,67 lần. Dự kiến đến hết năm 2021, thu hút cấp mới và điều chỉnh khoảng 1,2 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với cả năm 2020 (589 triệu USD).

Chi tiết xem tại: IIP Vietnam

Share:

ĐÀM PHÁN VỚI NHÀ ĐẦU TƯ ĐỂ MỞ CÔNG TY CỔ PHẦN IIP TẠI HẢI PHÒNG

 Theo định hướng phát triển của IIP năm 2021, IIP sẽ hợp tác với các Nhà đầu tư tại các địa bàn có nền công nghiệp phát triển nhất Việt Nam để mở các Công ty cổ phần IIP tại tỉnh đó để cùng hợp tác Xúc tiến đầu tư, Tư vấn đầu tư, Đào tạo bất động sản công nghiệp và cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác của IIP tới Chủ đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ quan nhà nước, các nhà máy trong khu công nghiệp và các đơn vị cung ứng sản phẩm dịch vụ trong khu công nghiệp.

Ngày 09/4/2021, đại diện các Nhà đầu tư tại Hải Phòng nơi có nền công nghiệp đang rất phát triển đã sang Văn phòng IIP để trao đổi chi tiết các nội dung về việc hợp tác mở Công ty cổ phần IIP tại Hải Phòng

CÔNG TY CỔ PHẦN IIP TẠI HẢI PHÒNG

Nguồn: IIP Vietnam

Tại buổi trao đổi, IIP đánh giá cao tiềm năng cơ hội bất động sản công nghiệp tại Hải Phòng và theo định hướng phát triển của IIP thì sẽ hợp tác với các Nhà đầu tư tại Hải Phòng để mở công ty cổ phần tại đây.

Trong buổi trao đổi làm việc, IIP đã giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của IIP hiện tại và tương lai, cơ chế hợp tác, phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các bên trong Công ty cổ phần hình thành sau khi hợp tác.

Các Nhà đầu tư đến từ Hải Phòng đã đánh giá cao tiềm năng và cơ hội khi hợp tác với IIP - Đơn vị Xúc tiến đầu tư hàng đầu Việt Nam để mở Công ty cổ phần tại Hải Phòng.

Cuộc họp đã thành công tốt đẹp, Các Bên sẽ có cuộc họp tiếp theo để đàm phán chi tiết các nội dung trong hợp đồng hợp tác trước khi thành lập công ty cổ phần IIP tại Hải Phòng.

Dự kiến IIP sẽ tiếp tục đàm phán với các Nhà đầu tư để mở công ty cổ phần tại một số địa bàn trọng điểm có nền công nghiệp phát triển của Việt Nam cụ thể như sau:

3. Tại Bắc Ninh hoặc Bắc Giang

4. Tại Quảng Ninh

5. Tại Thanh Hóa

6. Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi hoặc Đà Nẵng

7. Tại Bình Định

8. Tại một trong các tỉnh Đông Nam Bộ

9. Tại một trong các tỉnh Tây Nam Bộ

Xem chi tiết tại: IIP Vietnam

Share:

NGHỊ ĐỊNH 82/2018/ND-CP QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU KINH TẾ

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 NGHỊ ĐỊNH


QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU KINH TẾ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về quy hoạch, thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp và khu kinh tế.

2. Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm: Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp và khu kinh tế.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.

Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình).

a) Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này.

Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

b) Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp;

c) Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.

2. Cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp là hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp hoặc với doanh nghiệp trong các khu công nghiệp khác nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra như nguyên vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu... trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua hợp tác, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy trình công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ gồm các khu chức năng: Khu công nghiệp là khu chức năng chính; khu đô thị - dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tiện ích xã hội cho khu công nghiệp (có thể bao gồm các phân khu chức năng như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm ươm tạo doanh nghiệp và một số hạng mục công trình kinh tế - xã hội khác cần thiết cho sự phát triển đồng bộ, bền vững của khu), được đầu tư xây dựng để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của khu công nghiệp. Quy mô diện tích khu đô thị - dịch vụ tối đa không vượt quá một phần ba (1/3) quy mô diện tích khu công nghiệp.

4. Mở rộng khu công nghiệp là việc phát triển thêm diện tích ở khu vực có ranh giới lân cận hoặc liền kề, có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu công nghiệp đã được hình thành trước đó.

5. Phân khu công nghiệp là một phần diện tích của khu công nghiệp với ranh giới được xác định, phù hợp với quy hoạch xây dựng của khu công nghiệp, chuyên sản xuất và thực hiện dịch vụ cho sản xuất trong một số lĩnh vực công nghiệp nhất định.

6. Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là dự án đầu tư sử dụng đất thuộc khu công nghiệp để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cho các nhà đầu tư thuê, thuê lại để xây dựng nhà xưởng, tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

7. Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Khu kinh tế quy định tại Nghị định này bao gồm khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi chung là Khu kinh tế, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình);

a) Khu kinh tế ven biển là khu kinh tế hình thành ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển, được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này;

b) Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.

8. Mở rộng khu kinh tế là việc phát triển thêm diện tích ở khu vực có ranh giới lân cận hoặc liền kề để nâng cao tiềm năng phát triển, tính lan tỏa của khu kinh tế.

9. Diện tích đất công nghiệp là diện tích đất của khu công nghiệp để cho nhà đầu tư thuê, thuê lại thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, được xác định trong quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

10. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

11. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trên phạm vi cả nước là quy hoạch được lập và phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định tại Nghị định này.

12. Tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp là tỷ lệ diện tích đất công nghiệp đã cho nhà đầu tư thuê, thuê lại để hoạt động sản xuất kinh doanh trên tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp và được tính theo tỷ lệ phần trăm (%).

13. Công trình xã hội, văn hóa, thể thao khu công nghiệp, khu kinh tế là toàn bộ các công trình phục vụ trực tiếp cho đời sống, hoạt động văn hóa, thể thao của người lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Xem chi tiết tại : IIP Vietnam

Share:

Hà Nội: Đường vành đai 4 rộng tới 120m sẽ hoàn toàn khác biệt với tầng trên là đường cao tốc, tầng dưới là đường kết nối

 Điểm khác giữa đường vành đai 3 hiện nay và đường vành đài 4 trong tương lai là ở chỗ khi làm quy hoạch đường vành đai 4 thì làm luôn quy hoạch đường sắt, hai bên đường ngoài 120m mặt cắt ngang thì cắm mốc giới 200-300m để làm quy hoạch chi tiết 1/500, làm các quy hoạch phân khu để giữ đất

Đường vành đai 4

Nguồn: IIP Vietnam

Sáng 29-4, hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã khai mạc, cho ý kiến về dự thảo chương trình hành động của Đảng bộ thành phố thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố; dự thảo nghị quyết về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

Theo thông tin từ CAND, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng Hà Nội hiện nay trong cái áo quá chật, đường vành đai 3 giờ tắc suốt ngày đêm, đặc biệt là các cửa ngõ dồn vào khu vực Pháp Vân - Cầu Giẽ. Nếu có đường vành đài 4 thì không gian phát triển đô thị ở TP, không gian để thu hút đầu tư vô cùng lớn, từng bước giảm chênh lệch phát triển giữa khu vực Hà Nội ngày trước và Hà Nội mới bây giờ.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết: "Mình đã quyết làm là tập trung bố trí vào đây, trước hết là giải phóng mặt bằng, thường trực Thành ủy họp thống nhất quy mô cao nhất đường có mặt cắt ngang 120m, có 2 tầng, tầng trên là đường cao tốc, tầng dưới là để kết nối với các đô thị sau này".

Theo bí thư Hà Nội, điểm khác giữa đường vành đai 3 hiện nay và đường vành đài 4 trong tương lai là ở chỗ khi làm quy hoạch đường vành đai 4 thì làm luôn quy hoạch đường sắt, hai bên đường ngoài 120m mặt cắt ngang thì cắm mốc giới 200-300m để làm quy hoạch chi tiết 1/500, làm các quy hoạch phân khu để giữ đất.

Sau gần 10 năm được phê duyệt quy hoạch, tuyến vành đai 4 - vùng Thủ đô dài gần 100km qua địa bàn ba tỉnh (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh) với quy mô 6 làn xe, trong đó đoạn qua thủ đô hơn 56km đang được thành phố Hà Nội khởi động.

Dự kiến, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 66.500 tỉ đồng, sẽ được triển khai thi công và cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, nếu dự án tuyến đường vành đai 4 và vành đai 5 vùng Thủ đô sớm được đầu tư sẽ tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương và giúp giảm áp lực giao thông. Tuy nhiên, 2 tuyến đường vành đai này vẫn đang gặp nhiều trở ngại về nguồn vốn đầu tư.

Share:

ICD TÂN CẢNG QUẾ VÕ ĐỒNG HÀNH CÙNG BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP HÚT VỐN FDI VỀ VIỆT NAM

 Xu hướng hội nhập quốc tế cùng những “sự kiện” đặc biệt trong năm vừa qua như thương chiến Mỹ-Trung, dịch Covid-19 và hiệp định thương mại EVFTA đã vô hình chung trở thành một đòn bẩy giúp bất động sản công nghiệp Việt Nam bứt tốc, đồng thời tạo động lực cho ngành vận tải logistics phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tạo bước đệm vững chắc để Việt Nam nhanh chóng trở thành một logistics hub và sản xuất mới trong khu vực.

Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến sự xuất hiện của ICD Tân Cảng Quế Võ - cánh tay đắc lực hỗ trợ cho sự phát triển của ngành bất động sản công nghiệp và góp phần khiến ngành logistics Việt Nam trở nên nóng hơn bao giờ hết.


ICD TÂN CẢNG QUẾ VÕ



LÝ DO HÌNH THÀNH CỦA ICD TÂN CẢNG, QUẾ VÕ

Hiện nay tại khu vực phía Bắc, sự thiếu cân đối trong phát triển các hệ thống giao thông kết nối đã dẫn đến tình trạng thường xuyên quá tải trên hệ thống đường bộ trong khi đường sắt và đường thuỷ nội địa gần như chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt là giao thông kết nối hàng hoá giữa các khu công nghiệp tại các tỉnh thành như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Nguyên... đến các cảng biển thuộc Hải Phòng. Điều này đã dẫn đến tình trạng chi phí logistics cao trong thời gian dài vừa qua và gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội như: ùn tắc giao thông, tai nạn, ô nhiễm môi trường...

Để giải quyết vấn đề này, ICD Tân Cảng Quế Võ được khai thác nằm giáp quốc lộ 18 và bên bờ sông Đuống là vị trí thuận lợi cho cả đường bộ và đường sông. Diện tích là 9,6 ha (giai đoạn mở rộng 100ha), 5 cầu tàu cùng lúc đón 5 sà lan với sức chở 160 TEU vận hành quanh năm; với trang thiết bị và công nghệ thông tin hiện đại (real time), nhân lực chuyên nghiệp và đa dạng các dịch vụ từ khai thác cảng đến logistics như: Vận tải thuỷ nội địa bằng sà lan, vận tải đường bộ, kho bãi, chợ rỗng container, cảng đích, hải quan giám sát,….

MỤC TIÊU HÌNH THÀNH CỦA ICD TÂN CẢNG QUẾ VÕ:

Trở thành cảng đích, trung tâm kiểm hoá tập trung, thông quan hàng cho hàng hoá xuất nhập khẩu của tỉnh Bắc Ninh (Canon, Samsung, Foxcon...); Bắc Giang (Vina Solar – 130.000 Teu/năm, Foxcon...) và các tỉnh thành lân cận (Toyota, Nitori, Ikea...);

Trở thành điểm kết nối hàng hoá giữa các tỉnh thành khu vực phía Bắc với các cảng biển tại Hải Phòng bằng giải pháp sà lan kết hợp với vận tải bộ với chi phí hợp lý nhất;

Kết nối hàng hoá giữa các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh thành lân cận bằng sà lan với chi phí logistics thấp hơn phương án hiện nay từ 20 – 40% (tuỳ khoảng cách, chủng loại hàng hoá);

Phát triển depot rỗng gần các khu công nghiệp lớn nhằm đem lại lợi ích cho khách hàng, qua đó đem lại lợi thế cạnh tranh cho các hãng tàu;

Giúp các doanh nghiệp cắt giảm được 25% - 35%/container 20feet và 15% - 25%/container 40feet so với tổng chi phí logistics bằng đường bộ truyền thống hiện nay.

ICD TÂN CẢNG QUẾ VÕ

Nguồn: IIP Vietnam

ĐIỀU GÌ LÀM NÊN SỨC HÚT CỦA ICD TÂN CẢNG, QUẾ VÕ?

Vị trí các khu công nghiệp lân cận ICD Tân Cảng, Quế Võ

- Vận tải đường thuỷ nội địa (sà lan) có thể chở 1 chuyến từ 32 – 160 TEU (tương đương 32 đến 160 container 20 feet hoặc 16 đến 80 container 40 feet) so với vận tải bộ chỉ chở được tối đa được 2 TEU.

- Với lợi thế vị trí của ICD Tân Cảng Quế Võ: độ sâu trước bến quanh năm luôn lớn 5 mét, thuận tiện cho sà lan cập liên tục không phải chờ con nước. Đảm bảo hàng hóa được vận chuyển liên tục.

- Tuyến đường từ các cảng khu vực Hải Phòng về Tân Cảng Quế Võ luôn thông thoáng cho sà lan qua lại liên tục, không bị giới hạn bởi độ cao của cầu đường cũng như mực nước tại các sông mà sà lan đi qua. 🡪 Không xảy ra tai nạn, không bị ùn tắc, không chậm trễ thời gian giao hàng về cho doanh nghiệp. 

- Lượng dầu tiêu thụ khi dùng sà lan vận tải hàng hoá luôn ít gấp 3 lần so với dùng xe đầu kéo. Từ đó lượng khí CO2 thải ra môi trường cũng được giảm thiểu rất nhiều.

- Dịch vụ cảng đích của ICD Tân Cảng Quế Võ cũng giúp các doanh nghiệp tăng thời gian DEM/DET của container, từ đó giảm được các phí liên quan đến hãng tàu. Dịch vụ cảng đích này cũng rút ngắn khoảng cách từ Cảng đến Nhà máy/Kho của doanh nghiệp 🡪 làm giảm thiếu tối đa rủi ro đối với hàng hoá trên đường vận chuyển; chủ động trong kế hoạch sản xuất. 

- Với việc giảm được chi phí logistics, vận tải thuỷ nội địa sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí trên mỗi sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá.

*Vận tải thuỷ nội địa (sà lan) phù hợp nhất với những mặt hàng: Vận tải thuỷ nội địa phù hợp với hầu hết tất cả lĩnh vực, ngành nghề cũng như loại hàng hoá; nhưng đem lại hiệu quả nhất vẫn là đối với lĩnh vực, ngành nghề không bị khắt khe về kế hoạch sản xuất hàng hoá.

Xem chi tiết tại: IIP Vietnam

Share:

Hà Nội sẽ có thêm 5 quận mới đến năm 2025

  Dự kiến đến năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận đối với 5 huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của thành phố Hà Nội do Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ký.

Theo đó, Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận gồm 26 người, trong đó Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, phát triển 5 huyện Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì trở thành quận thuộc thành phố Hà Nội.


Nguồn: IIP Vietnam

Bản đồ thành phố Hà Nội (theo Cổng thông tin điều hành UBND Thành phố Hà Nội)

Tại Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền 10 Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 ngày 23/4, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, đến năm 2025, sẽ hoàn thành Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận đối với 5 huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng.

Bên cạnh đó, Thành phố sẽ ưu tiên đầu tư mở rộng khu vực đô thị, xây dựng hạ tầng khung, hạ tầng xã hội tại 5 huyện thành quận và đô thị vệ tinh.



Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn quán triệt nội dung các Chương trình công tác của Thành ủy

Trước đó, vào tháng 2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030.

Theo danh mục đô thị thực hiện phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 ban hành kèm theo quyết định, các huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng của Hà Nội dự kiến thành lập quận.

Hà Nội hiện có 12 quận và 17 huyện.

12 quận gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông.

17 huyện gồm: Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì và thị xã Sơn Tây.

Các bạn cũng có thể tham khảo thêm: 10 khu công nghiệp được Hậu Giang quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030

Share:

10 khu công nghiệp được Hậu Giang quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030

 10 khu công nghiệp được Hậu Giang quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030

Khu công nghiệp Hậu Giang
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã báo cáo UBND tỉnh phương án quy hoạch phát triển 10 KCN hời kỳ 2021 - 2030 với tổng diện tích hơn 3.900 ha và 6 khu vực có vị trí liền kề khu công nghiệp để xây dựng các khu đô thị - dịch vụ, tái định cư, dân cư phục vụ khu công nghiệp có diện tích khoảng 654ha.



Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đề xuất quy hoạch 10 khu công nghiệp giai đoạn 2021-2025

Đề xuất quy hoạch 10 khu công nghiệp giai đoạn 2021-2025

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang đề xuất quy hoạch 10 khu công nghiệp trong giai đoạn 2021-2025, trong đó: Huyện Châu Thành chiếm số lượng nhiều nhất với 6 khu công nghiệp bao gồm: Khu công nghiệp Đông Phú; Khu công nghiệp Đông Phú - Giai đoạn 2; Khu công nghiệp Đông Phú - Giai đoạn 3; Khu công nghiệp Sông Hậu - Giai đoạn 2; Khu công nghiệp Sông Hậu - Giai đoạn 3, Khu công nghiệp Phú Tân. 

Huyện Châu Thành A có Khu công nghiệp Nhơn Nghĩa A; Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh - Giai đoạn 2, Khu công nghiệp Tân Hòa. Huyện Phụng Hiệp có Khu công nghiệp.

Đề xuất 6 khu vực có vị trí liền kề KCN để xây dựng các khu đô thị - dịch vụ, tái định cư, dân cư phục vụ KCN

Song song với đề xuất quy hoạch khu công nghiệp Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang cũng đề xuất 6 khu vực có vị trí liền kề khu công nghiệp để xây dựng các khu đô thị - dịch vụ, tái định cư, dân cư phục vụ khu công nghiệp có diện tích khoảng 654 ha. Trong đó có 4 vị trí trên địa bàn huyện Châu Thành, một vị trí tại huyện Châu Thành A và một vị trí tại huyện Phụng Hiệp.

Nguồn: IIP Vietnam

Đề xuất quy hoạch 2 khu công nghiệp giai đoạn 2026-2030

Ngoài ra, Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang cũng đề xuất quy hoạch thêm 2 KCN trong giai đoạn 2026-2030 là Khu công nghiệp Phú Hữu giai đoạn 1 và Khu công nghiệp Tân Thành tại TP Ngã Bảy.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có hai khu công nghiệp và tám cụm công nghiệp tâm trung với tổng diện tích 1.269ha, với tỷ lệ lấp đầy khoảng 50%, trong đó hai khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 490 ha, bao gồm khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 1 (290 ha) và Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh - giai đoạn 1 (200 ha), các khu công nghiệp này đều đạt tỷ lệ lấp đầy trên 70%.

Khu công ngiệp Hậu Giang


KCN Sông Hậu tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, như miễn và giảm thuế thu nhập DN, miễn, giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế suất, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật… Đồng thời, thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp để huy động, thu hút nguồn lực đầu tư; phát huy trách nhiệm, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; xây dựng nhiều kênh đối thoại với DN, nhà đầu tư và người dân.

Bên cạnh đó, UBNG tỉnh Hậu Giang tập trung tổ chức rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thành lập trung tâm hành chính công, tăng cường áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; ban hành công khai danh mục các dự án thu hút đầu tư; củng cố, kiện toàn tổ chức và nội dung hoạt động của hiệp hội DN. Tỉnh triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thị (DDCI), thành lập các tổ chuyên môn để giải quyết và hỗ trợ các vấn đề liên quan DN như: Tổ xúc tiến đầu tư, tổ xúc tiến thương mại - xuất khẩu hàng hóa, tổ đầu tư vùng nguyên liệu…

Với các giải pháp đồng bộ, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hậu Giang đã có những bước tiến đáng kể, năm 2018, chỉ số PCI của tỉnh đứng vị trí thứ 44 trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Năm 2019, chỉ số này tiếp tục tăng 2 bậc so năm 2018, xếp hạng 42 trong số 63 cả nước, xếp hạng 8 trong số 13 của khu vực ĐBSCL, đưa tỉnh Hậu Giang quay trở lại nhóm điều hành kinh tế khá của cả nước. Năm 2020, chỉ số này tiếp tục tăng 3 bậc so năm 2019, xếp hạng 39 trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Có thể tham khảo thêm: Hà Nội sẽ có thêm 5 quận mới đến năm 2025

Share:

Được tài trợ

Subcribe Us

Bài đăng phổ biến

Tin mới nhất

KHU CÔNG NGHIỆP THÁI HÀ - THỎI NAM CHÂM THU HÚT VỐN FDI CHO TỈNH HÀ NAM

  Là cửa ngõ quan trọng phía Nam của Thủ đô Hà Nội, Hà Nam đang được đánh giá cao về môi trường đầu tư kinh doanh với cơ sở hạ tầng giao thô...

Người theo dõi

Tìm kiếm Blog này